gamethuvn-hack cheat map war3
Mời bạn tham gia diễn đàn
gamethuvn-hack cheat map war3
Mời bạn tham gia diễn đàn
gamethuvn-hack cheat map war3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
gamethuvn-hack cheat map war3


 
Trang ChínhTrang Chính  loadingloading  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH "GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT "

Go down 
Tác giảThông điệp


avatar


Huy chương : TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH "GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT "                                                Medal110TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH "GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT "                                                16019692TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH "GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT "                                                22155972TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH "GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT "                                                653TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH "GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT "                                                Medal30oTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH "GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT "                                                Medal21
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH "GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT "                                                Medal108




Vip Pet : nai con ngơ ngác
Tiền Forum : 0
Join date : 01/01/1970

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH "GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT "                                                Empty
08012011
Bài gửiTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH "GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT "

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thành lập ngày 27/10/1976 theo Quyết định số 426/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của Trường là Đại học Sư phạm Quốc gia Sài Gòn được thành lập năm 1957. Năm 1995, Trường là thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1999, Chính phủ quyết định tách Trường khỏi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng thành Trường Đại học Sư phạm trọng điểm phía Nam. Hiện nay, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 14 trường Đại học trọng điểm Quốc gia và là 1 trong 2 trường Đại học Sư phạm lớn của cả nước, đóng vai trò nòng cốt, đầu đàn đối với hệ thống các trường sư phạm và phổ thông ở phía Nam.



Hơn 30 năm qua, Trường đã đào tạo 67. 692 sinh viên, trong đó có 54. 024 sinh viên chính quy, gần 16. 000 sinh viên chuyên tu và tại chức, gần 1.000 học viên sau đại học, hàng trăm lưu học sinh nước ngoài; đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên cho 33.800 giáo viên của các địa phương; hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với hơn 50 trường đại học trên thế giới.



Trường đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1986), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1996); Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2007) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương tặng nhiều Bằng khen cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phong trào, đoàn thể.



CƠ CẤU TỔ CHỨC

Tính đến tháng 4 năm 2010, tổng số cán bộ, viên chức là: 889 người, trong đó có 619 giảng viên. Số Giảng viên có trình độ trên Đại học: 416 người .

Hiện nay, Trường có 24 Giáo sư và Phó Giáo sư, 126 Tiến sĩ và TSKH, 286 Thạc sĩ trên tổng số 619 cán bộ giảng dạy. Hiện tại có 143 cán bộ đang đi học ở trong nước và nước ngoài ( bao gồm 21 NCS trong nước, 43 ncs nước ngoài và 75 học viên Cao học trong nước, 13 cao học nước ngoài)

Ban Giám hiệu gồm:

+ Hiệu trưởng: TS. Bạch Văn Hợp

+ Các Phó Hiệu trưởng:

- PGS.TS. Hoàng Văn Cẩn

- PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng

- TS. Huỳnh Thanh Triều

- ThS. Đặng Chính Nghĩa

Trường gồm có:

+ 19 khoa: Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục Chính trị, Tâm lí-Giáo dục, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc phòng, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Pháp, Tiếng Nga. Giáo dục Đặc biệt. Khoa Công Nghệ Thông tin.

+ 03 Tổ và Bộ môn trực thuộc: Tổ Giáo dục Nữ công, Tổ Ngoại ngữ không chuyên và Bộ môn Tiếng Nhật.

+ 07 Trung tâm: Trung tâm Tin học, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Giáo dục Dân số và Môi trường, Trung tâm Tiếng Pháp Châu Á – Thái Bình Dương, Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa và Luyện thi Đại học;

+ 01 Viện Nghiên cứu Giáo dục:

Gồm 06 Trung tâm nghiên cứu:

- Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Phổ thông.

- Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đại học.

- Trung tâm Đánh giá và Kiểm định chất lượng Giáo dục.

- Trung tâm Công nghệ Dạy học.

- Trung tâm Phát triển Nghiệp vụ Sư phạm.

- Trung tâm Nghiên cứu và Giao lưu Văn hóa Giáo dục Quốc tế.

+ 01 Trường Trung học Thực hành

+ 14 phòng, ban, Nhà xuất bản: Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Sau Đại học, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng Hợp tác Quốc tế, Phòng Công tác Chính trị và Học sinh - Sinh viên, Phòng Quản trị – Thiết bị, Phòng Thanh tra Đào tạo, Phòng Công nghệ - Thông tin, Thư viện, Kí túc xá, Trạm Y tế, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ & Tạp chí Khoa học.

· Trường có 05 cơ sở:

- Cơ sở 1: 280 An Dương Vương, phường 4, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

- Cơ sở 2: 222 Lê Văn Sỹ, phường 14, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

- Viện Nghiên cứu Giáo dục: 115 Hai Bà Trưng, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

- Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An: Bình Đức, thị trấn Lái Thiêu, Thuận An, tỉnh Bình Dương

- Kí túc xá: 351 Lạc Long Quân, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Đào tạo Đại học

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo trình độ Đại học cho 32 chuyên ngành, trong đó có 21 chuyên ngành sư phạm và 11 chuyên ngành ngoài sư phạm.

Từ năm 1976 đến nay Trường đã đào tạo và cấp bằng Cử nhân cho 53.646 sinh viên chính quy, 14.378 sinh viên chuyên tu và tại chức, 100 sinh viên nước ngoài.

Các ngành đào tạo của Trường:

1. Quản lí Giáo dục (Education Management)

2. Giáo dục Mầm non (Early Childhood Education)

3. Giáo dục Tiểu học (Primary Education)

4. Giáo dục Đặc biệt (Special Education)

5. Giáo dục Chính trị (Political Education)

6. Giáo dục Thể chất (Physical Education)

7. Sư phạm Toán học (Mathematics Teacher Education)

8. Sư phạm Tin học (Computer science Teacher Education)

9. Sư phạm Vật lí (Physics Teacher Education)

10. Sư phạm Hoá học (Chemistry Teacher Education)

11. Sư phạm Sinh học (Biology Teacher Education)

12. Sư phạm Ngữ văn (Vietnamese Language and Literature Teacher Education )

13. Sư phạm Lịch sử ( History Teacher Education )

14. Sư phạm Địa lí (Geography Teacher Education )

15. Sư phạm Tiếng Anh (Teaching English as a Foreign Language)

16. Sư phạm Tiếng Nga (Teaching Russian as a Foreign Language)

17. Cao đẳng Sư phạm Tiếng Anh (Teaching English as a Foreign Language)

18. Sư phạm Tiếng Pháp (Teaching French as a Foreign Language)

19. Sư phạm Tiếng Trung Quốc (Teaching Chinese as a Foreign Language

20. Việt Nam học (Vietnamese Studies)

21. Ngôn ngữ Anh (English Language)

22. Ngôn ngữ Nga (Russian Langguage)

23. Cao đẳng Tiếng Anh (English Language)

24. Ngôn ngữ Pháp (French Language)

25. Ngôn ngữ Trung Quốc (Chinese Language)

26. Ngôn ngữ Nhật ( Japanese Language)

27. Quốc tế học ( International Studies)

28. Ngữ văn ( Vietnamese Linguistics and Literature)

29. Tâm lí học giáo dục ( Educational Psychology)

30. Vật lí học ( Physics)

31. Hoá học ( Chemistry)

32. Công nghệ Thông tin ( Computer science)

Trường đã tổ chức đào tạo theo đúng định hướng, quy chế và kế hoạch. Quy mô đào tạo phát triển theo hướng chú ý đến tỉ lệ hợp lí giữa cán bộ giảng dạy và sinh viên. Chất lượng đào tạo có những chuyển biến tích cực. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp hàng năm của Trường đạt từ 85 đến 90%. Đại bộ phận sinh viên tốt nghiệp đều được các cơ sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận. Trên 70% số sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp ra Trường có việc làm đúng ngành nghề đào tạo. Các đội tuyển của Trường (Toán học, Tin học, Vật lí, Hóa học, các môn Khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh) dự thi toàn quốc và khu vực thường đạt giải cao về đồng đội và cá nhân.

Đào tạo Sau Đại học

23 chuyên ngành Thạc sĩ : Khoa Toán – Tin học : Toán Giải tích, Đại số và Lí thuyết số, Hình học và Tô pô, LL & PPDH môn Toán ; Khoa Ngữ Văn : Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lí luận văn học, Ngôn ngữ học, LL & PPDH môn Văn học ; Khoa Lịch sử : Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới ; Khoa Địa lí : Địa lí học ; Khoa Vật lí : LL & PPDH môn Vật lí, Vật lí hạt nhân ; Khoa Hóa học : LL & PPDH môn Hóa học ; Khoa Tiếng Pháp : LL & PPDH môn Tiếng Pháp ; Khoa Sinh học : Vi sinh vật học, Sinh thái học, Sinh học thực nghiệm ; Khoa Tâm lí – Giáo dục : Tâm lí học, Quản lí Giáo dục ; Khoa Tiếng Anh : Phương pháp giảng dạy tiếng Anh (liên kết với đại học Canberra, Úc) ; ngoài ra còn liên kết đào tạo cao học Công nghệ đào tạo với Đại học Caen (Cộng hòa Pháp).

09 chuyên ngành Tiến sĩ : Toán Giải tích, Hình học và Tô pô, Văn học Việt Nam, Văn học Trung Quốc, Lí luận ngôn ngữ, Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại, Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại, Địa lí học (trừ Địa lí tự nhiên)



Trường đã đào tạo được 714 thạc sĩ và 80 tiến sĩ. Tổng số học viên hiện đang học chương trình Sau Đại học tại Trường gồm có: 841 cao học và 58 nghiên cứu sinh. Chất lượng đào tạo được khẳng định. Qua điều tra sơ bộ, số tiến sĩ, thạc sĩ do Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo đã thực sự phát huy được tác dụng tại các trường và một số cơ sở văn hóa, giáo dục, khoa học khác ở các tỉnh phía Nam cũng như tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoạt động nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các nhiệm vụ:

- Nghiên cứu khoa học cơ bản tự nhiên và xã hội;

- Các nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo (bao gồm đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình dạy học, kiểm định, đánh giá, đảm bảo chất lượng giáo dục), góp phần tích cực vào việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy ở đại học và ở phổ thông;

- Nghiên cứu khoa học về tâm lí, giáo dục học, phương pháp giảng dạy các bộ môn;

- Nghiên cứu về thực tiễn giáo dục của khu vực và cả nước, đề xuất các giải pháp khoa học đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai của giáo dục tương xứng với nhiệm vụ của Trường Đại học Sư phạm trọng điểm;

- Nghiên cứu về phát triển và chuyển giao công nghệ, về Tin học, Lịch sử, Xã hội, Văn hóa, Văn học, Địa sinh thái, Dân số, Môi trường của khu vực và cả nước.

Chỉ tính từ năm 1998 đến nay, toàn Trường có 96 đề tài khoa học cấp Bộ, 50 đề tài cấp Thành phố và 138 đề tài khoa học cấp Cơ sở. Đặc biệt, năm 2004, Trường đã đạt giải xuất sắc nhất cuộc thi SAMSUNG DigitAll HOPE 2004 với sản phẩm “Từ điển kí hiệu giao tiếp của người khiếm thính”. Tại cuộc thi APICTA 2005 được tổ chức ở Chiangmai, Thái Lan (02/2006), Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị duy nhất đại diện cho Việt Nam đã đoạt Cúp Vàng - giải thưởng về Công nghệ thông tin - Truyền thông Châu Á - Thái Bình Dương với sản phẩm nói trên.

Từ năm 2001 đến nay, Trường đã tổ chức được 111 hội thảo khoa học các cấp với nhiều chủ đề cấp thiết phục vụ cho nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học. Một số hội thảo có chất lượng khoa học cao, mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế, góp phần khẳng định vai trò, uy tín của Trường trong và ngoài nước. Tiêu biểu là: Hội thảo Lí thuyết tối ưu và ứng dụng, Hội thảo Công nghệ đào tạo trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, Hội thảo Tự chủ tài chính trong các trường đại học, Hội thảo Hội đồng Trường trong các trường đại học, Hội thảo Nghiên cứu khoa học sinh viên các trường Sư phạm, Hội thảo Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng Giáo dục Đại học, Hội thảo Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) và 30 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975-2005), Hội thảo Nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và đào tạo Sau Đại học tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã kí kết hợp tác với 53 trường đại học và viện nghiên cứu thuộc các nước: Pháp, Bỉ, Thụy Điển, Na uy, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Cộng hòa Séc, Anh, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Cam-Pu-Chia, Ấn Độ, Niu-Di-Lân, Úc, Ca-Na-Đa, Hoa Kỳ … Trường hợp tác với các tổ chức quốc tế như: VVOB (Bỉ), AVI (Úc), Fulbright, VIA (Hoa kỳ). Trường là thành viên của hai tổ chức AUF (Khối đại học Pháp ngữ), RIFEFF (Tổ chức các Đại học Sư phạm Thế giới, Cộng đồng Pháp ngữ).

Hợp tác quốc tế được thực hiện bằng các hình thức:

- Đào tạo giáo viên, học viên với trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ)

- Trao đổi giảng viên, sinh viên

- Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho giáo viên các bộ môn ngoại ngữ, nghiên cứu về phương pháp giảng dạy bộ môn

- Tổ chức dạy tiếng Việt, Văn hóa Việt Nam, Việt Nam học cho công dân nước ngoài theo các chương trình ngắn hạn hoặc dài hạn

- Trao đổi về tài liệu khoa học, về học thuật, giúp đỡ về trang thiết bị

Nhiều chương trình hợp tác về đào tạo có hiệu quả đã được thực hiện từ nhiều năm nay giữa Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với các trường đại học và các tổ chức quốc tế: hợp tác với Đại học Grenoble I đào tạo Thạc sĩ Didactique Toán, Vật lí, với Đại học Caen (Cộng hòa Pháp) Thạc sĩ Công nghệ đào tạo; mở rộng liên kết đào tạo trình độ Cử nhân, Thạc sĩ với các trường Đại học Canberra (Úc), Đại học Ostrava, Đại học Tomas Bata (Cộng hòa Séc), Đại học Bình Đông (Đài Loan) và 14 trường đại học ở Trung quốc v.v…

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã cử nhiều giảng viên đến các trường đại học nước ngoài dạy tiếng Việt, Văn hóa Việt Nam, Toán, Vật lí. Có thời điểm, Trường mở được 18 lớp Tiếng Việt ở nước ngoài… Đồng thời Trường cũng tiếp nhận nhiều giảng viên và sinh viên nước ngoài đến giảng dạy và học tập. Từ năm 2001 đến nay, Trường đã tiếp nhận 56 lượt giảng viên nước ngoài đến giảng dạy tại các khoa, viện, trung tâm của Trường và nhiều sinh viên nước ngoài đến học tập. Hiện đang có 100 sinh viên nước ngoài theo học tiếng Việt tại Trường. Cũng trong thời gian trên, đã có 463 lượt cán bộ của Trường được cử đi công tác và học tập ở 40 nước.

Trong thời gian tới, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các mối quan hệ hợp tác đã kí kết, đồng thời mở rộng đa dạng hóa các loại hình hợp tác với các trường đại học và các tổ chức quốc tế.



ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRỌNG ĐIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Vị trí, vai trò

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai trường Đại học Sư phạm lớn của cả nước, có một vị trí địa lí, kinh tế, khoa học, văn hóa đặc thù: Trường đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất nước, trung tâm số một về kinh tế và là một trong hai trung tâm khoa học, văn hóa của cả nước; nơi tập trung các trường đại học, các viện nghiên cứu với số lượng trí thức cấp cao đông đảo, nơi có quan hệ giao lưu rộng và sâu về giáo dục, khoa học, văn hóa với thế giới.

Để hoàn thành tốt vai trò của mình, Trường phải đồng thời duy trì phát triển bốn mối quan hệ sau:

- Quan hệ với ngành Giáo dục và Đào tạo của hơn 20 tỉnh thành thuộc Nam Trung Bộ và Nam Bộ (thông qua các nhiệm vụ cụ thể: đào tạo giáo viên mới, bồi dưỡng và đào tạo lại giáo viên đương nhiệm để cập nhật kiến thức và phương pháp giảng dạy, hợp tác nghiên cứu các vấn đề của khoa học giáo dục v.v.);

- Quan hệ với các trường sư phạm và các cơ sở đào tạo giáo viên, chủ yếu với hơn 30 trường ở phía Nam (thông qua các nhiệm vụ cụ thể: chủ động hợp tác đào tạo và đáp ứng yêu cầu của các trường về phương diện chuyên môn như thỉnh giảng, hội thảo khoa học, cung cấp tư liệu nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cấp học vị, bồi dưỡng thường xuyên, v.v.). Mặt khác, Trường có mối quan hệ gắn bó mật thiết với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt về thông tin khoa học, đào tạo giảng viên có học vị cao, trao đổi cán bộ khoa học đầu ngành, hợp tác xây dựng hệ thống giáo trình đại học và các chuyên đề đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ, … ;

- Quan hệ với các trường đại học, các viện nghiên cứu ở thành phố cũng như trong cả nước để tạo hợp lực trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học;

- Quan hệ với các trường đại học, các trung tâm khoa học có uy tín ở Đông Nam Á cũng như các nước khác trên thế giới. Trước hết, Trường duy trì và phát triển những mối quan hệ đã có, đồng thời khẩn trương mở rộng các mối quan hệ với các nước khác, đặc biệt những nước có nền giáo dục, khoa học tiên tiến, để có thêm nguồn lực chất xám, sự tài trợ về cơ sở vật chất – kĩ thuật, nhanh chóng nâng cao trình độ và uy tín của Trường ở trong cũng như ngoài nước.

Sứ mạng

Trường ĐHSP TP. HCM là Trường Đại học Sư phạm trọng điểm Quốc gia, đào tạo Đại học, Sau đại học, tổ chức nghiên cứu về giáo dục và các ngành khoa học khác để phục vụ nhu cầu đào tạo giáo viên chất lượng cao, nhu cầu nghiên cứu đạt trình độ tiên tiến, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thành phía Nam và cả nước.

Mục tiêu

- Xây dựng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm đào tạo Đại học và Sau Đại học chuẩn mực và có chất lượng cao, trước hết là đào tạo những giáo viên và những nhà giáo dục nắm vững tri thức chuyên môn, có khả năng hoạt động giáo dục, giảng dạy và học tập suốt đời, có nhân cách và những phẩm chất của người thầy, nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy ở các tỉnh phía Nam;

- Xây dựng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ tiên tiến, bao gồm cả khoa học xã hội – nhân văn và khoa học tự nhiên, chú ý cả đến việc nghiên cứu khoa học cơ bản lẫn khoa học ứng dụng, đặc biệt chú ý đến việc nghiên cứu các vấn đề khoa học giáo dục và sư phạm liên quan đến thực tiễn giảng dạy và học tập ở các trường sư phạm, phổ thông, mầm non, giáo dục chuyên biệt cũng như thực tiễn giáo dục ở các địa phương, góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng của nền giáo dục quốc dân;

- Xây dựng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thành một môi trường mở về tri thức, gắn nghiên cứu khoa học và đào tạo với phục vụ cộng đồng, có quan hệ quốc tế rộng rãi, giữ vai trò nòng cốt và đầu tàu trong quan hệ với các trường sư phạm và cơ sở đào tạo giáo viên ở phía Nam, trở thành cơ sở, đầu mối về chuyên môn nghiệp vụ của các sở giáo dục và đào tạo, các trường sư phạm và trường phổ thông trong việc nghiên cứu giáo dục và khoa học sư phạm, nâng cao nghiệp vụ, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập;

- Xây dựng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thành một cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hiện đại với hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và trang thiết bị tiên tiến nhằm tạo ra môi trường sư phạm tốt nhất cho giảng dạy, học tập và sinh hoạt, đảm bảo áp dụng được những thành tựu và phương tiện mới vào đào tạo và nghiên cứu, góp phần xây dựng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thành một trong những trung tâm giáo dục có tính chất quốc tế của khu vực.

Nhiệm vụ

- Đào tạo giáo viên và cán bộ (khoa học) có trình độ đại học chuẩn mực, chất lượng cao cho tất cả các ngành học nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho các trường từ mẫu giáo tới trung học phổ thông, kể cả các trường giáo dục chuyên biệt và các trường sư phạm;

- Đào tạo những người có trình độ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) chuẩn mực, chất lượng cao các ngành chuyên môn để bổ sung và tăng cường đội ngũ cán bộ của Trường, đồng thời cung cấp cán bộ nòng cốt và giảng viên cho các cơ quan nghiên cứu, quản lí giáo dục, các trường sư phạm và phổ thông cũng như góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho xã hội;

- Đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ và giáo viên các cấp, kể cả các trường giáo dục chuyên biệt, nhằm tạo điều kiện cho các nhà quản lí giáo dục và những người đang đứng lớp không ngừng nâng cao trình độ, tiếp cận được với những kinh nghiệm tiên tiến nhất trong việc tổ chức giảng dạy và học tập trong Nhà trường;

- Đa dạng hóa các hình thức và ngành nghề đào tạo nhằm phục vụ rộng rãi nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao của xã hội;

- Nghiên cứu các vấn đề khoa học và công nghệ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ giảng dạy và chất lượng của hoạt động đào tạo, góp phần tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - Xã hội - Văn hóa của đất nước, đặc biệt là của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam;

- Nghiên cứu các vấn đề lí thuyết và thực tiễn của khoa học giáo dục và sư phạm nhằm góp phần xây dựng chính sách giáo dục của nhà nước để giải quyết các vấn đề do thực tế dạy và học ở địa phương đặt ra; chủ trì, tích cực tham gia việc xây dựng chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở các cấp học, bậc học;

- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các Trường Đại học Sư phạm và các tổ chức nghiên cứu giáo dục hay khoa học nói chung của các nước trên thế giới nhằm trao đổi những kinh nghiệm tiên tiến về phát triển giáo dục, cách tổ chức hoạt động dạy và học, đồng thời tạo thêm cơ hội để bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên cũng như góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học ở Nhà trường;

Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại đáp ứng việc áp dụng phương pháp dạy và học tiên tiến, nghiên cứu khoa học, cũng như những hoạt động khác của Nhà trường
Về Đầu Trang Go down
Share this post on: reddit

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH "GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT " :: Comments

No Comment.
 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH "GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT "

Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Tổng hợp các web AUDITION trên thế giới
» Casio giới thiệu nhiều máy ảnh mới
» Giới Thiệu MU 101 - Phục Hưng Lục Địa MU
» WD giới thiệu ổ cứng Scorpio Black 750 GB cho laptop
» Acer giới thiệu ba netbook dùng chip AMD Fusion

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
gamethuvn-hack cheat map war3 :: thảo luận chung :: Góc học tập :: đại học-
Chuyển đến